Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước, đóng vai trò quan trọng là "động lực tăng trưởng", "xương sống" của nền kinh tế.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp) là một hoạt động thường xuyên, miễn phí của Luật 68. Doanh nghiệp sau thành lập cần biết một số thủ tục sau đây:
1. Làm con dấu
Theo Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng con dấu của doanh nghiệp, tức là số lượng có thể bằng 0, hay nói cách khác doanh nghiệp không buộc phải có con dấu. Tuy nhiên thực tế trong một số giao dịch với cơ quan, tổ chức, cá nhân, việc không có con dấu trên văn bản giấy tờ đã gây nhiều bất cập cho doanh nghiệp.
Việc làm con dấu cho doanh nghiệp không hề phức tạp. Doanh nghiệp có thể tự mình làm con dấu hoặc liên hệ trước với cơ sở làm con dấu (qua điện thoại hoặc thư điện tử) và chuẩn bị bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy tờ của người đại diện. Thông thường thời gian làm con dấu chỉ trong một buổi làm việc. Giá trung bình của con dấu khoảng 300.000 đồng.
2. Thông báo công khai mẫu con dấu
Doanh nghiệp không thông báo công khai mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì con dấu vẫn có hiệu lực theo quy định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhằm minh bạch thông tin doanh nghiệp, giúp các đối tác và bên thứ ba giám sát được hoạt động của doanh nghiệp. Việc đăng tải là miễn phí.
3. Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp (bố cáo thành lập)
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, doanh nghiệp phải thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí. Thông tư số 215/2016/TT-BTC quy định mức phí là 300.000 đồng.
Lưu ý: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn (Nghị định số 50/2016/NĐ-CP, Điều 26.1)
4. Khai, nộp lệ phí môn bài
Nộp tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nếu chưa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nộp lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 84/2016/TT-BTC, chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài.
Các mức lệ phí môn bài:
a) Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Doanh nghiệp mới thành lập, được cấp mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
5. Thông báo chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Thông báo chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Từ ngày 05/11/2017, phương pháp tính thuế xác định theo hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo Thông tư số 93/2017/TT-BTC.
6. Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in
Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in theo mẫu số 3.14 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan thuế sẽ có thông báo doanh nghiệp đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện sử dụng hóa đơn tự in, đặt in (mẫu số 3.15).
7. Đặt in hóa đơn
Đối với doanh nghiệp đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in khi có đủ điều kiện theo thông báo của cơ quan thuế có thể liên hệ với tổ chức nhận in hóa đơn để in hóa đơn theo hợp đồng được ký kết. Giá trung bình cho 10 quyển (1 quyển = 50 số) là khoảng 1.200.000 đồng.
8. Thông báo phát hành hóa đơn
Doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa đơn được mua tại cơ quan thuế, phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn.
Thông báo phát hành hóa đơn đặt in, tự in theo mẫu số 3.5 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
9. Niêm yết thông báo phát hành hóa đơn & hóa đơn mẫu
Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
10. Gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Lưu ý: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp (Nghị định số 50/2016/NĐ-CP, Điều 34.2.c)
11. Vị trí biển hiệu
Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc. (Nghị định số 103/2009/NĐ-CP, Điều 23.2)
Lưu ý: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về biển hiệu (Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, Điều 66)
12. Tổ chức bộ máy kế toán
Theo Luật kế toán, doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán trưởng hoặc bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán.
Lưu ý: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không tổ chức bộ máy kế toán, không bố trí người làm kế toán hoặc không thuê dịch vụ làm kế toán theo quy định (Nghị định số 105/2013/NĐ-CP, Điều 14.1)
13. Mở sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến doanh nghiệp và phải mở từ ngày thành lập.
Lưu ý: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc mở sổ kế toán theo quy định (Nghị định số 105/2013/NĐ-CP, Điều 8)
14. Lựa chọn phần mềm kế toán
15. Mở tài khoản thanh toán
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, một trong điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với HHDV mua vào có giá trị từ hai mươi triệu đồng là có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (Luật số 13/2008/QH12), chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi Luật số 13/2008/QH12, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014).
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, một trong điều kiện khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hóa đơn mua HHDV từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng là có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. (Luật số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi theo Luật số 32/2013/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014)
Như vậy, ta có thể thấy thanh toán không dùng tiền mặt trong đó bao gồm thanh toán qua ngân hàng (hình thức thanh toán phổ biến) là điều kiện trong việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào và trừ thuế TNDN phải nộp, hạn chế rủi ro, cùng nhiều tiện ích.
Mở một tài khoản thanh toán không hề phức tạp. Doanh nghiệp có thể truy cập website của ngân hàng thương mại mà mình lựa chọn để tải mẫu giấy đề nghị mở tài khoản, kèm theo bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy tờ chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của người đăng ký làm chủ tài khoản, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ tài khoản (chủ tài khoản là bất kỳ ai trong doanh nghiệp); kèm theo quyết định bổ nhiệm và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của tổ chức mở tài khoản theo Thông tư số 23/2014/TT-NHNN.
Từ ngày 01/3/2017, Thông tư số 32/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản (trước đây chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản). Hồ sơ bao gồm:
− Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu (1);
− Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương (2);
− Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp và quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng/người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở tài khoản thanh toán, bản sao CCCC/CMND/HC của những người đó (3, 4 (5, 6)).
− Ngoài ra, có thể đồng thời kèm bản đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử và những dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng.
Thông thường các ngân hàng không yêu cầu nộp số dư tối thiểu trên tài khoản tại thời điểm mở tài khoản.
16. Sử dụng chữ ký số
17. Thiết kế website
18. Đăng ký bảo hộ
19. Thành lập tổ chức pháp chế
Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý, hoạt động SXKD.
Một số nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm:
√ Chủ trì xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ sung điều lệ;
√ Tiến hành rà soát, kiến nghị ban hành nội quy, quy chế;
√ Trực tiếp soạn thảo, tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng;
√ Theo dõi tuân thủ và bảo đảm tuân thủ trong doanh nghiệp;
√ Đại diện, tham gia tố tụng;
√ Cảnh báo rủi ro.
Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, doanh nghiệp có thể quyết định thành lập Ban Pháp chế hoặc Phòng Pháp chế hoặc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách hoặc thuê ngoài dịch vụ tư vấn pháp lý (outsourcing).
Tại Luật 68 hiện đang cung cấp dịch vụ (outsourcing) bao gồm: Tư vấn pháp luật thường xuyên (cấp độ 1, 2), Tư vấn xử lý bất thường và Luật sư nội bộ (Private service). Chi tiết tại đây.
∴
Những nội dung trên thuộc hoạt động tư vấn hỗ trợ miễn phí của Luật 68. Mọi thông tin vướng mắc cụ thể của doanh nghiệp liên quan đến từng nội dung xin vui lòng liên hệ theo đường dây tư vấn hỗ trợ:
Line 2: 0912150009